Để sở hữu được một chiếc xe ô tô, mỗi khách hàng đều phải chịu chi ra một khoản chi phí không nhỏ. Chính vì vậy mà ai cũng muốn chiếc xe của mình luôn hoạt động tốt, ít hỏng hóc và trở thành trợ thủ đắc lực của mình trên mọi chặng đường của công việc trong cuộc sống. Tuy nhiên máy móc cũng như con người cũng có lúc “phát bệnh”, vì trong quá trình vận hành nhiều chi tiết ô tô bị mài mòn hoặc hư hỏng theo thời gian khiến cho bạn có thể gặp nhiều rắc rối trên đường. Chính vì thế bạn nên bỏ chút thời gian tiến hành kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô định kỳ nhằm tăng tuổi thọ của chiếc xe đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến nhiều chi tiết máy móc khác trong xe. Hiểu được vấn đề đó, cửa hàng đồ chơi xe Ô tô Hoàng Linh Sơn chúng tôi mang đến cho quý khách dịch vụ kiểm tra, đại tu, chăm sóc xe chuyên nghiệp Biên Hòa dành cho tất cả các loại xe từ siêu xe như Lamborghini, Ferrari, Rolls Royce, Porsche,…, xe Châu Âu EC ( kollegen, Mercedes, BMW, Audi, Volvo,.. ), xe Mỹ ( Ford, Chevrolet, RAM, Jeep, Chrysler,..), xe Châu Á ( Toyota, Mitsubishi, Nissan,..)… và tất cả các dòng xe khác.
Nội dung
Khi Nào Cần Kiểm Tra Bảo Dưỡng Định Kỳ Cho Xe Ô Tô Của Bạn?
Mỗi chiếc xe hơi đều trải qua những thời điểm kiểm tra bảo dưỡng định kỳ ứng với số km đi được, mức bảo dưỡng định kỳ được các hãng xe áp dụng cho mỗi loại xe gần như giống nhau, thường là sau 5.000, 15.000, 30.000, 40.000 đến 100.000 km xe chạy.
1. Sau 5.000 km
- Thông thường bạn không nhất thiết phải thay dầu máy sau mỗi 5.000 km, trừ khi xe thường xuyên vận hành trong điều kiện khắc nghiệt.
- Mức bảo dưỡng định kỳ 5.000 km thường kiểm tra bên trong và bên ngoài xe; như kiểm tra đèn cảnh báo trên bảng taplo, hệ thống phanh và âm thanh. Cơ cấu nâng hạ ghế bằng tay hay điều chỉnh điện, dây đai an toàn. Kiểm tra hoạt động của cần số, phanh tay, bàn đạp côn (ly hợp) với xe số sàn và chân phanh.
- Kiểm tra hoạt động của bộ phun nước rửa kính, cần gạt nước. Công tắc đèn trần, nâng hạ vô-lăng, lên xuống kính và gương chiếu hậu. Kiểm tra đèn pha, điều chỉnh độ cao, theo góc lái. Đóng mở bình xăng, cốp và cửa xe. Cần gạt mưa phía sau (nếu có) hoặc đèn lái phía sau.
2. Sau 15.000 km
- Trong lần bảo dưỡng định kỳ cho ô tô này, ngoài việc thay dầu máy bạn cũng nên thay luôn lọc dầu. Việc này sẽ giúp loại bỏ được những cặn bẩn do lọc dầu giữ lại trong suốt thời gian vận hành, đồng thời để động cơ được bôi trơn với dầu sạch và luôn hoạt động tốt.
- Mặt khác, các chuyên gia khuyên bạn tốt nhân nên thay lọc dầu cùng với khi thay dầu xe, nghĩa là cứ sau mỗi 10.000 km vận hành.
- Ngoài ra, ở cấp bảo dưỡng ô tô này, bạn cũng nên đảo lốp nếu cần thiết, và sau đó tiếp tục đảo lốp ở những chu kỳ bảo dưỡng tiếp theo.
3. Sau 30.00 km
- Dù xe bạn có hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hay không thì cứ sau 30.000 km nên thay lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa để đảm bảo sức khỏe.
- Điều này cũng giúp cho động cơ hoạt động êm ái, tiết kiệm được nhiên liệu hơn khi vận hành.
4. Sau 40.000 km
- Khi bảo dưỡng xe ô tô định kỳ ở cấp này, bạn cần thay dầu hộp số, dầu trợ lực, dầu vi sai, dây cua roa, dung dịch làm mát, dầu li hợp, dầu phanh… cho chiếc xe của mình. Điều này sẽ giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu hơn, đảm bảo hệ thống chuyển động của xe được vận hành tốt nhất.
- Hơn nữa, sau một thời gian xe hoạt động, lọc nhiên liệu sẽ bị dơ do các bặn bẩn và tạp chất. Bạn cần thay thế lọc nhiên liệu mới để tránh tình trạng lọc bị nghẹt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ…
5. Sau 100.000 km
- Cứ sau 100.000 km vận hành, nước làm mát động cơ có thể đã bị biến chất, đóng cặn làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Vì vậy, khi thực hiện bảo dưỡng xe ô tô định kỳ ở cấp độ này cần thay thế toàn bộ nước làm mát để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt, động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc…
- Bên cạnh đó, cũng nên thay thế một số bộ phận như bugi, má phanh… nếu cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi lái xe.
=> Ngoài ra, bạn cũng phải đưa xe đi Bảo dưỡng khi có dấu hiệu cảnh báo bất thường như:
- Bỏ máy, máy chạy không ổn định hoặc kêu.
- Công suất máy giảm rõ rệt.
- Tiếng ồn lạ phát ra từ động cơ.
- Có dung dịch bị rò rỉ dưới gầm xe (tuy nhiên, nước nhỏ ra từ điều hòa nhiệt độ sau khi dùng là bình thường).
- Lốp xe có vẻ non; lốp kêu rít mạnh khi rẽ; lốp mòn không đều.
- Xe bị lệch về một bên khi đang lái thẳng trên đường bằng phẳng.
- Có tiếng ồn lạ liên quan tới chuyển động của hệ thống treo.
- Phanh mất hiệu quả; cảm giác quá nhẹ khi nhấn bàn đạp phanh; bàn đạp li hợp; bàn đạp gần như chạm vào sàn xe; xe lạng về một bên khi phanh.
- Nhiệt độ nước làm mát động cơ liên tục cao hơn bình thường.